IELTS đo lường kỹ năng đọc, viết, nghe và nói và đánh giá khả năng giao tiếp của bạn đối với công việc, học tập hoặc cuộc sống ở một quốc gia nói tiếng Anh.
Bước đầu tiên là đảm bảo bạn hiểu định dạng bài thi IELTS. Bạn cần phải biết những gì sẽ được mong đợi của bạn vào ngày thử nghiệm.
Học tiếng Anh giao tiếp qua phim hoạt hình. Chỉ cần kiên trì học mỗi ngày 1h thôi là cũng đủ rồi
Hình ảnh dễ thương, ngộ nghĩnh, màu sắc tươi sáng, nhân vật đáng yêu, hài hước, nhạc vui….đó là những gì nói về phim hoạt hình. Vậy tại sao bạn lại không học tiếng anh giao tiếp qua phim hoạt hình cơ chứ?
Khi mở tivi lên xem một show truyền hình thực tế để học tiếng Anh, thường bạn có vẻ thất vọng khi thấy chỉ có phim hoạt hình. Nhiều bạn thường cho rằng phim hoạt hình chỉ dành cho trẻ em. Tuy nhiên nếu biết cách bạn có thể học được tiếng anh giao tiếp thông qua những bộ phim hoạt hình này đấy.
Nhiều bộ phim hoạt hình hài hước dành cho nhiều lứa tuổi. Tuy nhiên không phải tất cả các bộ phim hoạt hình đều dành cho trẻ em, ví dụ” The Simpsons” và ” Family Guy” có thể là hoạt hình nhưng nó có những nội dung hài hước hay hành động mà không phù hợp lắm với lứa tuổi thiếu nhi. Nhiều bộ phim hoạt hình đem lại cho người xem nhiều cảm xúc khác nhau, với trẻ em là một sự thích thú bởi những nhân vật ngộ nghĩnh nhưng với lứa tuổi lớn hơn thì họ lại nhìn nhận bộ phim theo một cảm xúc khác.
Tại sao lại học tiếng anh giao tiếp qua phim hoạt hình?
Nếu bạn cho rằng cách học tiếng anh giao tiếp qua phim hoạt hình là cách hữu hiệu để nâng cao trình tiếng Anh của bản thân. Đó chính là quyết định chính xác của bạn đó! Mình có thể giải thích bởi những lý do sau đây:
- Giọng của nhân vật trong phim hoạt hình được phát âm rõ. Điều đó có nghĩa họ phát âm các từ/ các cụm từ/ các câu trong phim với ngữ điệu rất clear, dễ hiểu mà cảm xúc thì cực kì được nhấn nhá(rất quan trọng với những ai muốn học tiếng anh giao tiếp và nói chuyện một cách tự nhiên)
- Nhiều bộ phim hoạt hình cho trẻ em có sử dụng các đoạn hội thoại thông thường, vì vậy bạn có thể nghe được nhiều từ mới/cụm từ mới được sử dụng thông dụng trong giao tiếp thực tế .
- Phim hoạt hình sử dụng những từ vựng đơn giản mà người mới học tiếng Anh hoặc những ai có kỹ năng nghe chưa tốt có thể hiểu được nhưng cũng có một lượng từ mới đủ để thử thách những người học có trình độ cao hơn. Nên bạn đừng bao giờ lo ngại khi áp dụng cách học tiếng anh giao tiếp qua phim hoạt hình cho dù trình độ tiếng Anh của bạn ở đâu.
- Nếu bạn xem những bộ phim hoạt hình dành cho các bé nhỏ tuổi, hãy để ý rằng những bộ phim này thường nội dung sẽ được nhắc đi nhắc lại, từ mới, cụm từ hay cấu trúc câu luôn được nhắc lại. Nó sẽ đi vào đầu bạn một cách tự nhiên nhất có thể mà bạn dễ dàng áp dụng khi giao tiếp tiếng Anh
- Mỗi tập phim hoạt hình thường là ngắn, trong khoảng 20 phút đổ lại. Thỉnh thoảng các tập phim còn chia nhỏ thành các đoạn nhỏ. Điều đó giúp bạn không cảm thấy nhàm chán, nắm được ý chính của tập phim, giúp bạn trở nên thoải mái, hào hứng hơn với những tập phim tiếp theo. Và với thời lượng phim ngắn như vậy bạn dễ dàng phân bổ thời gian- lịch học tiếng Anh của bản thân hơn.
- Nhiều bộ phim hoạt hình được dùng để hỗ trợ các bạn học từ mới/ cụm từ mới. Bộ phim nào thì sẽ được Empire giới thiệu ở bài tiếp theo…
Cách học tiếng anh giao tiếp qua phim hoạt hình là một trong những cách hay ho mà hiệu quả . Xem phim hoạt hình sẽ không làm cho bạn bị nhanh chán mà còn cảm thấy hứng thú hơn.
Hướng dẫn bạn cách học tiếng Anh giao tiếp qua phim hoạt hình:
Bước 1: Xem phim hoạt hình chỉ bằng tiếng Anh( Không có sub)
Bước 2: Xem lại phim một lần nữa bằng sub – tiếng Anh. Tiếp tục xem lại bằng sub tiếng Việt để hiểu. Nhắc lại nếu bạn chưa hiểu đoạn nào.
Bước 3: Nếu bạn vẫn chưa hiểu nội dung của cả đoạn phim. Hãy xem lại thật kỹ để hiểu rõ nội dung. Đừng vội vàng xem từ tập phim này đến tập phim khác, điều quan trọng bạn đã học được gì nhé!
Bước 4: Xem lại phim đó bằng tiếng Anh- không có sub đi kèm nhé.
Bước 5: Lúc xem xong thử nhái lại giọng của một nhân vật bất kì mà bạn thích, ngữ điệu của bạn sẽ được sửa dần dần đấy.
Bước 6: Thử xem phim cùng bạn bè, người thân, người yêu,..v.v.. Nó sẽ rất vui đấy :))
6 lỗi phát âm tiếng Anh người Việt thường gặp
Phát âm chữ “iz” trong tất cả từ có đuôi “es”; phát âm tiếng Anh bằng cách “đánh vần”; nói sai ở cuối từ... là một số lỗi của người Việt.
Phát âm tiếng Anh - Mỹ khác với Anh - Anh thế nào? / Học phát âm tiếng Anh, nên bắt đầu từ đâu
1. Phát âm chữ “iz” trong tất cả từ có đuôi “es” .
Đôi khi, bạn có thể cảm thấy bối rối và thật vô lý khi một số từ có đuôi “es” mà lại không phát âm là /ɪz/. Một ví dụ tiêu biểu là từ “clothes” được phát âm là /kloʊð-z/ thay vì /’kloʊ-ðɪz/, hay planes là /pleɪnz/ chứ không phải /pleɪnɪz/.
Ấy vậy mà, cũng đuôi “es”, từ “roses” lại được phát âm là /’roʊ-zɪz/.
Khi gặp những từ như vậy, tin tốt là bạn có thể biết được lúc nào thì “es” được phát âm là /ɪz/, lúc nào không. Nếu bạn để ý, từ “rose” có âm cuối là /z/ - một âm gió - nên khi thêm “es” vào sau, sẽ được đọc là /’roʊ-zɪz/.
Còn từ “clothe” hay “plane” có âm cuối là /ð/ nay /n/ - không phải âm gió - nên khi thêm “es” vào sau sẽ không đọc là /ɪz/.
Nhiều người đã quá quen thuộc với cách đánh vần trong tiếng Việt, nên họ hy vọng có thể tìm được “quy tắc” đánh vần tiếng Anh.
Điều này là không thể.
Bạn có thể đánh vần tiếng Việt (và một số ngôn ngữ khác) vì mỗi chữ cái đều tương ứng với một âm. Ví dụ, chữ “á” được phát âm giống nhau, bất kể đó là “cá”, “cát”, “cánh” hay “cám”. Điều này không đúng với tiếng Anh. Ví dụ, chữ “u” trong “put” và “but” có cách phát âm hoàn toàn khác nhau; hoặc chữ “oo” đọc khác nhau trong các từ “blood”, “foot” và “food”.
Nếu nhìn vào cách viết, bạn sẽ không thể phát âm chính xác từ “comfortable” hay “phoenix”. Trong tiếng Anh, chỉ có 40% số từ có cách đọc giống cách viết. Vì vậy, nếu bạn đủ tỉnh táo, hãy quên đánh vần tiếng Anh đi.
Ngoài ra, nhiều người mới học tiếng Anh dễ cảm thấy bối rối nhất là khi gặp những từ như “not” và “note” hoặc “bit” và “bite”. Nếu chưa biết cách đọc đúng, họ có khuynh hướng sẽ đánh vần tiếng Anh theo kiểu: no-te và bi-te.
3. Phát âm sai ở cuối từ
- /d/ là /t/; /b/ là /p/; và /g/ là /k/
Trong tiếng Việt, không có từ nào có âm cuối là /d/, /b/ hay /g/ cả. Nên một “thói quen khó bỏ” của người Việt Nam là hễ đứng cuối từ là một trong 3 âm này, thì sẽ được phát âm tương ứng là /t/, /p/ và /g/.
Ví dụ “rob” sẽ được phát âm là “rốp”; “trade” sẽ được phát âm là “trết”; và dog là đóc.
6-loi-phat-am-tieng-anh-nguoi-viet-thuong-gap
Từ "dog" không phải phát âm là "đóc".
- “th” là /t/; /f/ là /p/; /ks/ là “ch”
Các âm cuối “th” như “breath” được đọc là “bờ-rét”; âm cuối “f” như “if” được đọc là “íp”; “six” được đọc là “xích”.
4. Hoặc tệ hơn, ở cuối từ, vài âm cuối có thể bị loại bỏ
Các âm cuối như /k/ trong “like” hay “think” thường xuyên không được phát âm bởi người Việt Nam.
Các âm cuối khác như /f/ như trong từ “safe” sẽ biến mất: “sây” .
Các cụm âm cuối khó hơn có thể bị lược bớt cho dễ đọc hơn, ví dụ “build” thường đơn giản được đọc là “biu” - âm /ld/ hoàn toàn biến mất (thật ra là âm “u” trong từ này không được đọc); hay “milk” được giản lược thành “miu” - âm /lk/ cũng “gone with the wind”.
5. Âm gió đọc “loạn xị ngậu”
Âm gió là khái niệm rất mù mờ với người Việt Nam. Một phần lý do là không có sự tương đồng giữa các âm gió tiếng Việt (“xờ nhẹ”, “sờ nặng”, “ch chó”, “tr trâu”) với âm gió tiếng Anh.
Các âm gió được sử dụng tương đối tùy tiện, nên “see” và “she” đôi khi được phát giống nhau. Âm /z/ nếu đứng đầu từ được đọc là “d”, ví dụ “zoo” được phát âm là “du”; còn cuối từ thì… biến mất, như “plays” thì được đọc là “pờ-lây”.
6. Trọng âm từ là một sự xa xỉ
Trọng âm, mặc dù rất quan trọng trong phát âm tiếng Anh, xem ra không mấy quan trọng với phần lớn người Việt Nam. Thật ra, ít người Việt Nam quan tâm trọng âm là cái gì khi nói tiếng Anh. Ví dụ “download” đơn giản được đọc là “đao-loát”; “literature” được đọc là “lít-tờ-rây-chờ”.
Phát âm tiếng Anh kém là lý do chính khiến người Việt Nam gặp khó khăn trong việc nghe tiếng Anh. Hơn nữa, khi người Việt nói thì rất khó hiểu. Hệ quả là, người Việt luôn thuộc tốp nói tiếng Anh tệ nhất châu Á. Nếu muốn thay đổi tiếng Anh của mình, việc đầu tiên bạn cần phải làm là cải thiện phát âm tiếng Anh.
Cùng nghe thầy Nguyễn Quốc Hùng, Nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội, nay là Đại học Hà Nội. đưa ra những lỗi phát âm của người Việt.
Đỗ Nhật Nam (sinh năm 2001) là cái tên không còn xa lạ bởi nick name "thần đồng tiếng Anh". Cậu bé đi du học vào năm 2014 tại trường Saint Paul (Mỹ). Hiện Nhật Nam học tại trường THPT Church Farm School (Bang Pennsylvania). Nhật Nam là một đứa trẻ thông minh, được ví như thần đồng tại Việt Nam. Nhật Nam từng thi TOEIC đạt 940/990 điểm (lúc học lớp 2) và thi IELTS đạt 8.0 với phần reading (đọc) đạt điểm tuyệt đối: 9.0 (lúc học lớp 5)...
Mỹ là điểm đến phổ biến nhất cho sinh viên quốc tế quan tâm đến việc học tiếng Anh hoặc nâng cao kỹ năng tiếng Anh. Hãy xem xét nhiều yếu tố khác nhau và đảm bảo bạn tìm được chương trình Anh văn Chuyên sâu (IEP) phù hợp với bạn.
Các Khóa học
Học Chương trình bắt đầu từ cấp độ đầu tiên cho những người chưa bao giờ học tiếng Anh, các khóa học nâng cao cho những sinh viên đang chuẩn bị vào đại học hoặc cao đẳng tại Mỹ. Chương trình giảng dạy điển hình được thiết kế để nâng cao hiểu biết và sử dụng tiếng Anh của bạn trong việc đọc, viết, nghe và nói.
Một số chương trình ngôn ngữ chỉ tập trung vào tiếng Anh cho mục đích học tập. Các chương trình khác tập trung vào việc chuẩn bị cho kỳ thi như thi tiếng Anh như một ngoại ngữ (TOEFL) , các hệ thống Kiểm tra Anh ngữ Quốc tế (IELTS) , các Language Assessment Battery tiếng Anh Michigan (MELAB) và thử nghiệm Pearson tiếng Anh (PTE) Academic .
Nếu bạn được chấp nhận vào một chương trình đại học hoặc cao đẳng được chứng nhận của SEVP tại Mỹ, có thể bạn không cần phải tìm một IEP riêng. Trong trường hợp này, tổ chức lưu trú của bạn sẽ đánh giá kỹ năng tiếng Anh của bạn (thông qua một kỳ thi tiêu chuẩn, chẳng hạn như những điều được liệt kê ở trên hoặc bằng cách đánh giá tiếng Anh của chính họ) và cung cấp các khóa học tiếng Anh cho bạn nếu bạn cần chúng trước khi bắt đầu chương trình .
Một số IEP cung cấp "cầu nối" các lựa chọn vào các chương trình bằng cấp. Nếu bạn có kế hoạch tiếp tục theo học chương trình cao đẳng hoặc đại học ở Mỹ, hãy chắc chắn nghiên cứu các lựa chọn để tiếp tục trước khi quyết định một chương trình.
Những điều bạn nên biết về đất nước Mỹ
Mỹ không có Bộ Giáo dục Liên bang hoặc các cơ quan có thẩm quyền tập trung thực hiện kiểm soát quốc gia duy nhất đối với các cơ sở giáo dục sau trung học ở nước này.
Các bang cho rằng mức độ kiểm soát khác nhau đối với giáo dục, nhưng nói chung, các cơ sở giáo dục đại học được phép hoạt động với sự độc lập và tự chủ đáng kể. Hậu quả là, các cơ sở giáo dục của Mỹ có thể khác nhau về tính chất và chất lượng của các chương trình của họ.
Để đảm bảo chất lượng cơ bản, thực tiễn kiểm định đã nảy sinh ở Mỹ như một phương tiện để tiến hành các đánh giá phi chính phủ, đánh giá của các cơ sở giáo dục và các chương trình. Các hiệp hội giáo dục tư nhân có phạm vi khu vực hoặc quốc gia đã thông qua các tiêu chí phản ánh phẩm chất của một chương trình giáo dục lành mạnh và đã phát triển các thủ tục để đánh giá các tổ chức hoặc chương trình để xác định liệu họ có đang hoạt động ở mức chất lượng cơ bản hay không
Một số chức năng của công nhận
- Xác minh rằng một tổ chức hoặc chương trình đáp ứng các tiêu chuẩn đã được thiết lập;
- Hỗ trợ sinh viên tiềm năng trong việc xác định các thể chế được chấp nhận;
- Hỗ trợ các tổ chức trong việc xác định khả năng chấp nhận tín dụng chuyển đổi;
- Giúp xác định các thể chế và chương trình để đầu tư các quỹ của nhà nước và tư nhân;
- Bảo vệ tổ chức chống lại áp lực nội bộ và bên ngoài có hại;
- Tạo ra mục tiêu tự cải thiện các chương trình yếu kém và kích thích việc nâng cao tiêu chuẩn chung giữa các cơ sở giáo dục;
- Thu hút sự tham gia của giảng viên và nhân viên vào việc đánh giá và lập kế hoạch thể chế;
- Thiết lập các tiêu chuẩn để chứng nhận chuyên môn và cấp giấy phép và nâng cấp các khóa học chuẩn bị như vậy; và
- Cung cấp một trong những cân nhắc được sử dụng làm cơ sở để xác định điều kiện nhận trợ cấp của Liên bang.
Các bạn hãy mở video và học tiếng anh giao tiếp trong những lúc rảnh nhé. Hãy kiên trì học bạn sẽ thành công.
Video những câu giao tiếp tiếng anh thông dụng.